Hướng dẫn cách lắp đèn trang trí
1. Những món cơ bản trong 1 bộ đèn trang trí
Sau khi chọn mua đèn trang trí, sản phẩm được giao sẽ không nguyên bộ như trong hình ảnh trưng bày mà sẽ là nhiều món riêng lẻ, bao gồm:
- Khung kim loại để gắn bóng đèn
- Các loại ốc vít để gắn đèn lên khung, sau đó treo bộ đèn lên trần
- Bóng đèn hình dạng khác nhau tùy theo kiểu đèn, trên bóng luôn có 1 cặp dây điện, các lỗ có ren để bắt vít treo lên khung
- Bộ nguồn (Adaptor) có 1 cặp dây vào và nhiều cặp dây ra
- Remote (nếu có) dạng Dimer, cho phép điều chỉnh màu sắc, cường độ ánh sáng
- Bảng hướng dẫn lắp mạch điện
Lưu ý, cần kiểm tra kỹ lưỡng khi nhận hàng, vì một số linh phụ kiện sản xuất theo đèn, nếu thiếu hụt sẽ rất khó tìm mua trên thị trường
2. Cách gắn các bóng đèn vào khung
Để tiến hành gắn bóng vào khung (trong trường hợp đèn chúng tôi mô tả là mâm nhôm tròn), cần tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Tháo rắc nối giữa các bóng đèn
Nếu bóng đèn đã gắn sẵn dây điện với nhau, cần tháo rời hết các bóng ở vị trí rắc nối mới lắp ráp được. Rắc nối là các miếng nhựa hình vuông, cho phép gắn vào hoặc tháo rời các đầu dây điện rất dễ dàng, tuy nhiên cần tiến hành nhẹ nhàng, vì dây điện của bóng đèn Led khá mảnh, có thể bị đứt gãy bên trong
Tháo rời toàn bộ các bóng đèn ở vị trí rắc nối
Bước 2: Lắp vít và xỏ dây điện
Sử dụng vít ngắn để lắp tầng đèn thứ nhất sát với mâm, vít dài để lắp các tầng đèn thứ 2, thứ 3 ... theo hình đèn mẫu nằm ở trong hoặc dán bên ngoài thùng carton. Lưu ý, vít lắp vào mặt sau mỗi đèn, xỏ cặp dây điện chui qua vít
Ốc vít nhiều kích cỡ dùng để gắn đèn vào khung
Gắn vít mặt sau đèn, xỏ dây điện chui qua vít
Bước 3: Gắn đèn lên khung
Gắn đèn vào mâm nhôm từ mặt trước, bắt ốc vào vít ở mặt sau để cố định vị trí đèn trên mâm, chỉnh sửa cân đối rồi siết chặt đều các ốc
Hình ảnh bóng đèn gắn 2 lớp trên mặt trước mâm nhôm, dây điện chui ra mặt sau
3. Cách kết nối mạch điện
Khi các bóng đèn đã gắn lên khung theo đúng như hình ảnh sản phẩm, cần tiến hành nối điện theo các bước sau:
Bước 1: Xác định vị trí các cặp dây nguồn
Từ Bảng hướng dẫn, lật úp cục Nguồn (mặt chữ quay lên trên) để biết vị trí các cặp dây như trong Bảng hướng dẫn. Mỗi dây gồm 2 sợi khác màu đi chung vào 1 rắc nối, vậy mỗi cặp dây sẽ gồm 2 dây đôi khác màu đi vào 2 rắc nối. Trên cục Nguồn có 2 lỗ ra, 2 dây đi ra từ 1 lỗ sẽ thuộc 1 cặp, lưu ý với 1 số bộ đèn có 3 cặp dây đi ra từ 2 lỗ, lúc này cặp thứ 3 có thể sẽ chia đều, mỗi dây đi ra từ 1 lỗ nhưng sẽ gộp chung vào 1 rắc nối.
Nguồn điện có 2 cặp dây đi ra từ 2 lỗ khác nhau
Đối chiếu bảng hướng dẫn để biết vị trí cặp thứ nhất và thứ 2 tương ứng
Bước 2: Xác định số mạch điện trong 1 bộ đèn
Các cặp dây hoạt động theo mạch song song, độc lập với nhau. Một cặp dây sẽ cấp điện cho một số bóng tạo thành 1 mạch điện. Hình ảnh cục Nguồn phía trên có 2 cặp dây đầu ra, như vậy toàn bộ số bóng trong bộ đèn sẽ chia làm 2 và hoạt động theo 2 mạch điện độc lập. Từ mâm đèn, ta sẽ chia đôi theo 2 nửa hình tròn, quy ước bóng đèn mỗi nửa mâm là 1 mạch điện cho dễ quản lý
Bước 3: Xác định số bóng đèn trong 1 mạch điện
Cần lắp bóng trong mạch điện đúng theo hướng dẫn, ví dụ mẫu đèn này có 15 bóng, Bảng hướng dẫn quy định cặp dây 1 lắp cho 8 bóng đèn, cặp dây 2 lắp cho 7 bóng đèn thì phải thực hiện đúng như vậy, vì công suất IC của mỗi cặp dây đã được thiết kế theo số bóng đèn tương ứng, nếu lắp sai sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của đèn.
Bước 4: Xác định dây bắt đầu và dây kết thúc mạch điện
Từ cặp dây điện thứ nhất trên cục Nguồn, dựa vào màu sắc để xác định dây bắt đầu mạch điện, sẽ là dây có 2 sợi trùng với màu sắc của 1 đèn bất kỳ, 2 sợi còn lại không trùng màu sẽ là dây kết thúc mạch điện. Trong hình ảnh minh họa phía dưới, dây bắt đầu có 2 sợi trắng - xám vì trùng màu, dây kết thúc sẽ là 2 sợi đen - đỏ vì không trùng màu
Bước 5: Lắp dây bắt đầu cùng màu
Sau khi đã xác định được dây bắt đầu, sẽ nối dây này với rắc chứa 2 sợi cùng màu của 1 đèn bất kỳ trong bộ, tạm gọi là đèn số 1. Trong hình ảnh minh họa, chúng tôi nối 2 sợi dây cùng màu trắng - xám với nhau
Dây bắt đầu từ nguồn, luôn phải nối với dây cùng màu của đèn bất kỳ
Bước 6: Lắp dây nối tiếp khác màu
Dây còn lại của đèn số 1 sẽ đóng vai trò là dây nối mạch, cần nối với dây khác màu của đèn tiếp theo gọi là đèn số 2. Tương tự, dây còn lại của đèn số 2, sẽ tiếp tục nối với dây khác màu của đèn thứ 3. Lặp lại quy tắc nối khác màu liên tiếp cho đến đèn cuối cùng của mạch thứ nhất là đèn số 8. Trong hình ảnh minh họa, chúng tôi nối dây xanh - đen của đèn số 1 với dây trắng - xám của bóng đèn tiếp theo
Dây còn lại của đèn, luôn phải nối khác màu với đèn tiếp theo
Bước 7: Lắp dây kết thúc khác màu
Đến bóng đèn cuối cùng trong mạch, dây còn lại sẽ nối với dây kết thúc trên cục Nguồn. Lưu ý do nguyên tắc khác màu, nên dây nối cuối sẽ luôn khác màu với dây kết thúc. Nếu thấy cùng màu, có nghĩa là chúng ta đã sai ở bước nào đó, cần phải kiểm tra lại. Trong hình ảnh minh họa phía trên, chúng tôi nối dây cuối cùng màu xám - trắng với dây kết thúc màu đỏ - đen
Như vậy, mạch điện thứ nhất lúc này đã kết nối hoàn chỉnh, khép kín vòng. Chúng tôi sẽ lặp lại các bước cho mạch điện thứ 2, bắt đầu từ cặp dây thứ 2 trên cục Nguồn
Bước 8: Kiểm tra
Sau khi hoàn tất 2 mạch, cần kiểm tra xem các cặp dây đã kết nối đúng nguyên lý màu sắc hay chưa sau đó mới cắm điện, nếu đèn sáng đều các bóng thì lúc đó mới gắn lên trần. Đèn trong mỗi mạch hoạt động theo nguyên tắc nối tiếp, nên nếu 1 vị trí không tiếp điện, thì mạch điện không kín và toàn bộ đèn trong mạch đó sẽ không sáng. Tuy nhiên mạch còn lại hoạt động song song, nên nếu lắp đúng thì toàn bộ 1 nửa bộ đèn vẫn sáng bình thường.
Thử đèn sau khi lắp dây điện xong
Bước 9: Treo đèn
Đèn được treo lên trần với khoảng hở 5 - 10 cm theo thiết kế để tản nhiệt tốt nhất, lưu ý tại vị trí treo đèn phải hoàn toàn không thấm dột, trường hợp nước lan từ vị trí khác làm hỏng đèn (đánh giá dựa trên vết rỉ sét ốc vít), sản phẩm sẽ không được bảo hành, chỉ hỗ trợ sửa chữa, thay thế các bộ phận hư hỏng
Mỗi đèn có 3 chế độ chiếu sáng Vàng - Trắng - Trung tính khác nhau, có thể dùng Remote để chọn chế độ và điều chỉnh cường độ ánh sáng tối ưu
Sản phẩm hoàn thiện - ánh sáng trắng
Sản phẩm hoàn thiện - ánh sáng Trung tính
Sản phẩm hoàn thiện - ánh sáng vàng
4. Kết luận
Như vậy, SỬA CHỮA ĐIỆN- NƯỚC TẠI NHÀ TP.HCM đã hướng dẫn xong quy trình lắp ráp 1 bộ đèn trang trí cơ bản, giúp bạn có thêm tự tin, quyết định chọn mua sản phẩm phù hợp nhất với phong cách và nhu cầu sử dụng của mình.
Nếu cần tư vấn và hỗ trợ thì hãy gọi cho SỬA CHỮA ĐIỆN- NƯỚC TẠI NHÀ TP.HCM Hotline 0937 917 169 chúng tôi với đội ngũ thợ lâu năm, nhanh, phục 24/7 kể cả thứ 7,CN và ngày lễ mà chi phí hợp lý.
SỬA CHỮA ĐIỆN - NƯỚC TẠI NHÀ TP.HCM
Địa chỉ: 53/13 Đường 18, Khu phố 5, Phường Linh Trung, TP Thủ Đức, TP.HCM
Điện thoại: 039 864 5907 - 0937 917 169
Email: suadienhan@gmail.com
Website: www.suachuadiennuoctainnha247.com
Bình luận
Bài viết liên quan
- Thợ sửa chữa điện nước tại nhà TP.HCM
- An toàn khi sửa điện dân dụng
- Những sai lầm cần lưu ý khi sử dụng máy lạnh ( Điều hòa )
- Dịch vụ sửa máy nước nóng năng lượng mặt trời
- Phương pháp lựa chọn đèn chiếu sáng trong nhà ở
- Cách chọn công tắc và đấu dây công tắc điện sao cho an toàn
- Hướng dẫn cách sử dụng máy lạnh_điều hòa đúng chuẩn vào mùa hè
- Cách thay vòi nước đơn giản, không phải gọi thợ
- Kinh nghiệm thi công hệ thống nước nhà ở dân dụng
- NHẬN THI CÔNG, LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐÈN LED
- Cách lắp đặt hệ thống đài phun nước tiểu cảnh sân vườn tại nhà
- Những nguyên tắc lắp đèn trang trí trong nhà