Nguyên nhân tai nạn điện và cách sơ cứu người khi bị điện giật

    An toàn điện là một trong những vấn đề quan trọng của công tác bảo hộ lao động

    Những nguyên nhân có thể gây ra tai nạn điện

+ Thiếu các hiểu biết về an toàn điện.

+ Không tuân theo các quy tắc về an toàn điện

+ Dòng điện có thể làm chết người:

+ Trường hợp chung: khoảng 100[mA].

+ Có trường hợp chỉ khoảng (5 - 10)[mA] đã làm chết người ( tuỳ thuộc điều kiện nơi xảy ra tai nạn và trạng thái sức khoẻ của nạn nhân )

 -  Điện trở của cơ thể người:

+ Da có điện trở lớn nhất, chủ yếu do trên da có lớp sừng dày khoảng (0,05 - 0,2) [mm]

+ Xương có điện trở tương đối lớn.

+ Thịt và máu có điện trở nhỏ.

- Điện trở của người rất không ổn định và phụ thuộc:

+ Trạng thái sức khoẻ của cơ thể, trạng thái thần kinh của người, VD:

+ Khi người khô ráo, điện trở là (10.000 - 100.000)[Ω]

+ Điện trở người phụ thuộc vào chiều dày lớp sừng da, nếu mất lớp sừng trên da thì điện trở người còn khoảng (800 - 1000) [Ω]

+ Môi trường xung quanh.

+ Điều kiện tổn thương

VD: Khi tiếp xúc điện, nếu da người bị dí mạnh trên các cực điện, điện trở da cũng giảm đi.

 + Với điện áp bé (50 - 60)[V] có thể xem điện trở tỷ lệ nghịch với diện tích tiếp xúc.

+ Khi tiếp xúc điện U > 250[V], có khi chỉ cần (10 - 30)[V], thì sẽ có hiện tượng đánh thủng điện lúc này điện trở người có thể xem như tương ứng với trường hợp bị bóc hết lớp da ngoài

+ Khi có dòng điện qua người, da bị đốt nóng, mồ hôi toát ra làm điện trở người giảm xuống với dòng điện 0,1 [mA] điện trở người  Rngười = 500.000 [Ω] với dòng điện 10 [mA] điện trở người  Rngười = 8.000 [Ω]

+ Khi có dòng điện qua người, điện trở người giảm tỷ lệ với thời gian tác dụng của dòng điện vì da bị đốt nóng, mồ hôi thoát ra và có sự thay đổi về điện phân.

·   Mức độ nguy hiểm của điện giật tuỳ theo:

o   Biên độ dòng điện (trị số dòng điện).

o   Tần số dòng điện.

o   Đường đi của dòng điện.

o   Thời gian tồn tại điện giật.

o   Trình trạng sức khỏe (hoàn cảnh xảy ra tai nạn, và phản xạ của nạn nhân).

- Trị số dòng điện an toàn:

o   với dòng điện xoay chiều tần số (50 - 60)[Hz] lấy bằng 10[mA];

o   với dòng một chiều lấy bằng 50[mA].

Ngưỡng giá trị dòng điện Ing giới hạn gây tác hại lên cơ thể người.

Ing,[mA]

Tác hại đối với người

Điện xoay chiều AC,  f = (50 - 60)[Hz]

Điện một chiều DC

0,6 - 1,5

Bắt đầu thấy tê

Chưa có cảm giác

  2 - 3

Tê tăng mạnh

Chưa có cảm giác

  5 - 7

Bắp thịt bắt đầu co

Đau như bị kim đâm

  8 - 10

Tay không rời vật có điện

Nóng tăng dần

20 - 25

Tay không rời vật có điện, bắt đầu khó thở

Bắp thịt co và rung

50 - 80

Tê liệt hô hấp, tim bắt đầu đập mạnh

Tay khó rời vật có điện, khó thở

90 - 100

Nếu kéo dài với t ≥ 3[s], tim ngừng đập

Hô Hô hấp tê liệt

 

 

> điện áp và thời gian tiếp xúc cho phép 

 

Điện áp tiếp xúc, [V]

Thời gian tiếp xúc, [s]

Xoay chiều < 50[V]

Một chiều <120[V]

50

120

5

75

140

1

90

160

0,5

110

175

0,2

150

200

0,1

220

250

0,05

280

310

0,03

 

Điện áp cho phép của mỗi quốc gia là khác nhau
 

Quốc gia

Điện áp cho phép

Ba lan, Thụy sỹ

50[V]

Hà lan, Thụy điển

24[V]

Pháp

24[V] xoay chiều

Nga

65, 36 , 12 [V] tuỳ môi trường làm việc.

Việt nam

42[V] xoay chiều;

110 [V] một chiều.

Nguyên nhân xảy ra các tai nạn điện.

·   Do trình độ tổ chức, quản lý công tác lắp đặt, xây dựng, sửa chữa công trình điện chưa tốt.

·   Do vi phạm quy trình kỹ thuật an toàn, đóng điện khi có người đang sửa chữa, công tác vận hành thiết bị điện không đúng qui trình.

 Cách sơ cứu người bị điện giật

Tai nạn điện giật thường xảy ra đột ngột, do vô tình hoặc không nắm vững những nguyên tắc đề phòng

-  Tai nạn khi tiếp xúc với điện, hậu quả là nạn nhân có thể bị bỏng ở các mức độ khác nhau, thậm chí tử vong do ngừnhô hấp và tuần hoàn.

 Bởi vậy, sơ cứu ban đầu có vai trò quan trọng trong việc cứu sống nạn nhân.

 

[​IMG]

* Chất lượng sơ cứu tai nạn điện phụ thuộc nhiều vào sự nhanh nhẹn, tháo vát và cứu chữa đúng các.

- Khi có tai nạn điện xảy ra, phải nhanh chóng tách người bị giật ra khỏi nguồn điện và nhanh chóng cứu chữa không để lãng phí thời gian vào việc xem người đó đã chết chưa.

Biểu dưới đây mô tả sự quý giá của từng phút, mỗi phút chậm sơ cứu là khả năng cứu sống giảm xuống trong đó 5 phút đầu tiên có vai trò quyết định nhất.

  • Thời gian 1 phút khả năng cứu sống là 98%

  • Thời gian 2 phút khả năng cứu sống là 90%

  • Thời gian 3 phút khả năng cứu sống là 70%

  • Thời gian 4 phút khả năng cứu sống là 50%

  • Thời gian 5 phút khả năng cứu sống là 25%

Cách sơ cứu nạn nhân khi bị điện giật

* Mạng Hạ áp < 1000V

- Ngắt điện bằng cầu dao, rút phích cắm, ngắt công tác, rút cầu chì

- Dùng dao các gỗ khô để chặt đứt dây điện

- Dùng vải khô lót tay kéo ngưòi bị nạn ra

- Dùng sào tre khô, gậy khô gạt dây điện ra

Chú ý:

- Không va chạm vào các phần dẫn điện, nhất là dây dẫn ở gần người bị nạn 

- Không nắm vào người bị nạn bằng tay không, hay tiếp xúc với cơ thể để trần của người bị nạn
- Phải tranh thủ từng dây, từng phút, nhanh trí, sáng tạo, tuỳ tình hình thực tế và dụng cụ có trong tay đ
ể xử trí.

- Đặt nạn nhân nằm ở nơi thoáng mát

 

                                [​IMG]​ 

 

. Quyết định giữa cái sống và chết của ngưòi bị nạn nằm trong tay người cứu.

- Trước hết phải làm cho 2 bộ phận tim, phổi hoạt động, sau đó mới cứu các bộ phận khác bỏng gãy xương, dập nát.

* Ngưòi bị nạn vẫn tỉnh: Kiểm tra mức độ tổn thương ở các vị trí nặng hay nhẹ. Đặc biệt, kiểm tra tổn

 thương nguy hiểm trước như ở đốt sống cổ bởi những tổn thương này có thể gây liệt nếu không sơ

cấp cứu kịp thời, sau đó tiến hành kiểm tra các bộ phận còn lại. Động viên, an ủi để nạn nhân yên tâm.

* Người bị nạn bị ngất: Lúc đầu tim mạch và phổi vẫn làm việc bình thường, sau đó do rối loạn chức năng não

    ----> ngừng thở. Khi đó phải tiến hành hô hấp nhân tạo: 

Hô hấp nhân tạo:

+ Nới rộng quần áo và dây thắt lưng, đệm dưới cổ cho đầu hơi ngửa ra sau để đảm bảo đường hô hấp

  được thông thoáng. 

+ Một tay bịt mũi nạn nhân, tay kia kéo hàm xuống dưới để miệng hở ra, ngậm chặt miệng nạn nhân rồi

thổi liên tục 2 hơi đối với người lớn, một hơi đối với trẻ em dưới 8 tuổi, sau đó để lồng ngực tự xẹp

xuống rồi ta lại tiếp tục 

+ Người lớn và trẻ em trên 8 tuổi, mỗi phút phải thổi ngạt 20 lần. Trẻ dưới 8 tuổi, mỗi phút phải thổi

ngạt từ 20 - 30 lần 

 

[​IMG]

Ép tim ngoài lồng ngực:

+ Người tiến hành ép tim ngồi bên trái nạn nhân, hai bàn tay chồng lên nhau rồi để trước tim,

  tương ứng với núm vú hoặc khoang liên sườn 4 - 5 bên ngực trái, từ từ ấn sâu xuống khoảng từ

   1/3 cho đến một nửa bề dày lồng ngực, sau đó nới lỏng tay ra. 

+ Người lớn và trẻ em trên 1 tuổi, số lần ép tim trong một phút khoảng 100 lần. Trẻ dưới 1 tuổi

 mỗi phút ép tim hơn 100 lần. Nếu phải kết hợp cả ép tim với thổi ngạt, cứ 5 lần ép tim lại thổi ngạt một lần

- Nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất.

* Ghi nhớ :

- Khi người bị điện giật, bị bất động, ngừng thở thì phải sơ cứu hô hấp tại chỗ càng nhanh thì khả năng cứu sống càng cao. Tuyệt đối không tự ý đưa nạn nhân đi tới bệnh viện, tới khi nào nạn nhân tự thở lại được thì chúng ta mới băng bó vết  thương (nếu có) rồi mới đưa đi viện .

- Thời gian cứu sống người điện giật đã ngưng thở từ 1 - 5 phút là 90%

- Thời gian cứu sống người điện giật đã ngưng thở > 5 phút  chỉ 5 %.

 

Hãy liên hệ SỬA CHỮA ĐIỆN- NƯỚC TẠI NHÀ TP.HCM  HOTLINE: 0937 917 169 để được tư vấn hỗ trợ một cách tốt nhất. Xin cảm ơn.

  • SỬA CHỮA ĐIỆN - NƯỚC TẠI NHÀ 

    Địa chỉ: 53/13 Đường 18, Khu phố 5, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, TPHCM  

    Điện thoại: 039 864 5907 - 0937 917 169   

    Email: suadienhan@gmail.com  

    Website: www.suachuadiennuoctainnha247.com

Bình luận



0937917169
0937917169
0937917169
https://www.facebook.com/nguyenhan12345/