Một số sự cố thường gặp hệ thống điện sinh hoạt gia đình 220V. Phương pháp kiểm tra và sửa chữa khắc phục
Sự cố thường gặp
1. Chạm giữa 2 dây hay còn gọi dây pha với dây trung tính.
2. Chạm giữa dây pha ( dây lửa) với vở thiết bị.
3. Dây sử dụng lâu ngày bị giảm tuổi thọ, chuột cắn hay chạm chập đứt dây, làm mất điện.
4. Tăng tải hay thiết bị điện sử dụng điện lớn hơn dòng điện định mức CB làm CB nhảy.
5. Tính toán chọn dòng định mức CB, aptomat nhỏ hơn dòng điện tải tiêu thụ.
6. Các tiếp điểm thiết bị sử dụng lâu ngày bị oxi hóa không tiếp điện như CB, ổ cắm, các mối nối dây điện v.v..
7. Các thiết bị điện trong nhà bị hư hỏng nhưng không biết, bật không có điện như bóng đèn, quạt, nồi cơm điện v.v...
8. Sụt áp dòng điện định mức cho phép, nhỏ hơn dòng điện định mức thiết bị. Ví dụ điện áp định mức bóng đèn 220V nhưng điện áp thực tế sử dụng chỉ 180V.
9. Hệ thống điện bị mất mát hay mất lửa.
Phương pháp kiểm tra sửa chữa các trường hợp trên
1. Tắt hết công tắc, ngắt toàn bộ các thiết bị điện đang dùng ra khỏi mạng điện, dùng đồng hồ điện von đo ngắm mạch xem hệ thống điện có bị chạm không, nếu có kiểm tra xem chỗ nào bị chạm giữa 2 dây (nếu không thì kiểm tra các thiết bị điện đang dùng, kiểm tra từng thiết bị một tìm ra thiết bị chạm mạch mà sửa chữa).
2. Đo khi thiết bị còn điện: Dùng đồng hồ điện von chỉnh ở chế độ đo điện áp, đo giữa một pha của nguồn điện ( dây nóng) với vỏ thiết bị nếu như kim lên thì thiết bị đang chạm vỏ, ta tiếng hành sửa chữa.
- Đo khi thiết bị mất điện, dùng đồng hồ von để ở chế độ đo ngắn mạch.
- Đo giữa vỏ với một cực bất kỳ của dây nguồn cấp vào máy nếu kim lên thì thiết bị đang chạm vỏ, ta tiến hành sửa chữa .
3. Khi dây dẫn bị đứt do chạm chập, hay đứt dây thì phía sau điểm bị đứt mất điện, ta dùng đồng hồ von đo kiểm tra xem dây nào bị đứt bằng cách: ngắt toàn bộ mạng điện, cách ly toàn bộ các thiết bị điện ra khỏi mạng điện, dùng đồng hồ để ở chế độ đo ngắn mạch, đo một cực lần lược cuối mạng điện ( nơi mất điện) với lần lượt một cực đầu nguồn điện nếu như cực nào kim không lên thì cực đó bị đứt ta kiểm tra và xử lý nối lại dây dẫn.
4. Tự ý tăng tải tiêu thụ: Khi chúng ta tăng tải tiêu thụ sử dụng thì phải tính dòng điện định mức của tải sao cho dòng định mức tải, nhỏ hơn dòng định mức CB bảo vệ theo công thức : I (tải) < I (định mức cb) < I (ngắn mạch)
5. Tự ý mua CB, aptomat về gắn mà không tính toán xem dòng tiêu thụ tải có phù hợp không. Trước khi mua CB chúng ta phải tính xem dòng điện tiêu thụ tải là bao nhiêu để mua CB cho hợp lý:
I ( định mức cb) > I ( tải ) chọn dòng định mức CB bằng 3 / 2 dòng điện ( tải)
6. Các tiếp điểm sử dụng lâu ngày sẽ bị oxi hóa, các tiếp điểm vặn siết dây như, ổ cắm, cb, các mấu nối dây khi chúng ta sử dụng lâu ngày các tiếp điểm dây có thể bị lỏng tiếp xúc kém làm mất điện. Vì vậy chúng ta phải kiểm tra định kỳ 6 tháng hay 1 năm một lần toàn bộ hệ thống điện để các thiết bị vận hành một cách tốt nhất.
7. Khi điện nhà bạn đang sử dụng tự dưng bóng đèn bị mất điện hay một số thiết bị nhà bạn đang sử dụng ngưng hoạt động, bạn lại nghĩ hệ thống điện nhà mình có vấn đề. bị hư hỏng, nhưng thật ra các thiết bị đang sử dụng bị hư mà không biết thì ta phải kiểm tra các thiết bị mất điện, để tiến hành sửa chữa.
SỬA CHỮA ĐIỆN - NƯỚC TẠI NHÀ TP.HCM
Địa chỉ: 53/13 Đường 18, Khu phố 5, Phường Linh Trung, TP Thủ Đức, TPHCM
Điện thoại: 039 864 5907 - 0937 917 169
Email: suadienhan@gmail.com
Website: www.suachuadiennuoctainnha247.com
Bình luận
Bài viết liên quan
- NHẬN SỬA MOTOR ĐIỆN
- Nhận sửa vòi nước bị rò rỉ giá rẻ tại TPHCM
- Những điều cần lưu ý về hệ thống điện khi chuyển văn phòng
- Nhận sửa ổ cắm điện, thiết bị điện tại nhà TP.HCM
- Nhận sửa chữa, thi công, lắp đặt, điện nước tại nhà TP HCM
- Cách xử lý khi bị điện giật
- QUY TRÌNH LẮP ĐẶT CAMERA QUAN SÁT
- Dịch vụ vệ sinh bồn nước giá rẻ TP.HCM
- Kinh nghiệm khi thi công sửa chữa điện- nước tại nhà
- DỊCH VỊ DÒ TÌM RÒ RỈ NƯỚC NGẦM
- Sửa chữa bình nước nóng lạnh bị chập điện rò rỉ điện ra ngoài
- Lắp đặt, sửa chữa chậu – vòi phòng tắm