Nhận thi công lắp đặt máy bơm nước gia đình – Sơ đồ lắp đặt, nguyên lý, cấu tạo máy bơm nước
Máy bơm nước là gì?
Máy bơm nước là loại máy thủy lực, nhận nguồn năng lượng từ bên ngoài như cơ năng, điện năng, thủy năng…Và chuyển năng lượng cho dòng chất lỏng, nhờ đó đưa chất lỏng từ nơi này đến nơi khác. Máy bơm nước được biết đến đầu tiên vào thế kỉ thứ III trước Công Nguyên, có cấu tạo như máy bơm trục vít.
Một số loại máy bơm nước phổ biến nhất hiện nay:
1. Máy bơm tăng áp:
Là loại máy bơm nước thường được sử dụng trong dân dụng và công nghiệp. Với mục đích chính là tăng áp lực nước lưu thông trong đường ống, làm cho nguồn nước chảy ra phun mạnh hơn đáp ứng mong muốn của người sử dụng.
Nguyên lý hoạt động: Khi có áp lực nước tác động lên đường ống cấp nước, các cảm biến sẽ nhận tín hiệu chuyển đến bộ phận xử lý và cấp nguồn điện cho máy bơm hoạt động.
Nên chọn máy bơm có nguồn gốc xuất xứ, chất liệu, nguồn điện, công suất, độ cao máy bơm có thể bơm lên được.
2. Máy bơm cấp nước:
Là loại máy bơm thường được sử dụng trong hầu hết trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Chức năng chính sử dụng để cấp, thoát nước sinh hoạt, nước ao hồ, hoặc bơm nước cho bộ lọc tuần hoàn bể bơi…
Nguyên lý hoạt động: Máy bơm sẽ hút hết tất cả không khí ra khỏi đường ống nước làm cho áp suất trong đường ống giảm xuống bằng không. Khi đó áp suất khí quyển đè lên bề mặt nước, làm cho nước trong ống dâng lên cao.
3. Máy bơm chìm:
Là loại máy bơm thả chìm trong nước, được sử dụng để bơm nước thải công nghiệp. Nước thải sinh hoạt cho các nhà máy xử lý nước thải, bơm nước cho hố móng các công trình xây dựng. Bơm nước tháo khô các mỏ lộ thiên hoặc mỏ ngầm, bơm nước thủy điện, thủy lợi.
Nguyên lý hoạt động: Máy bơm hoạt động dựa trên nguyên lý năng lượng động lực. Mục đích là để gây áp lực cho chất lỏng và giúp chất lỏng di chuyển từ nơi này đến nới khác.
4. Máy bơm nước cứu hỏa:
- Là loại bơm chuyên dụng được dùng chủ yếu để phục vụ bơm nước cứu hỏa. Được ứng dụng nhiều trong các công ty, xí nghiệp, trường học, bệnh viện…
- Nguyên lý hoạt động: Máy bơm thường được điều khiển hoạt động tự động thông qua tủ điện.
Phân loại máy bơm cứu hỏa:
- Máy bơm sử dụng động cơ xăng dầu: Là loại động cơ đốt trong sử dụng nguyên liệu là xăng hoặc dầu deisel.
- Bơm cứu hỏa sử dụng động cơ điện trục rời: Sử dụng nguồn năng lượng điện năng. Thường có công suất và lưu lượng rất lớn lên đến 300lít nước mỗi giây.
- Bơm cứu hỏa loại liền trục: Nguồn nguyên liệu sử dụng năng lượng điện phù hợp cho khu vực dân cư vừa và nhỏ.
5. Máy bơm bù áp:
Là loại máy bơm sử dụng để bù lại áp lực nước trong đường ống của hệ thống đường ống cứu hỏa khi bị tụt áp. Máy bơm bù áp thường sử dụng là máy bơm trục đứng có công suất nhỏ hơn máy bơm cứu hỏa, lưu lượng nước ít nhưng cột áp lại rất cao.
Cấu tạo máy bơm nước gia đình:
Bao gồm 4 bộ phận chính:
- Cánh quạt: Bao gồm cánh mở hoàn toàn, cánh mở một phần và cánh kín hoàn toàn.
- Trục bơm: Thường được làm bằng chất liệu thép không rỉ có độ bền cao, được lắp với cánh quạt thông qua mối ghép then.
- Bộ phận điều hướng.
- Buồng xoắn ốc hay còn gọi là bộ phận hướng ra: có hình dạng tương đối phức tạp và thường được đúc bằng gang.
Ngoài ra còn có kiểu phân tích khác là máy bơm nước được cấu tạo từ hai bộ phận chính là: Đầu bơm và động cơ điện.
- Đầu bơm: Thường được làm bằng kim loại thường là đồng hoặc inox mục đích là để bảo vệ các bộ phận ở bên trong máy bơm: Như trục quay, stato, bạc đạn, tản nhiệt, bảng điện…
- Động cơ điện: Thường làm bằng chất liệu nhôm hoặc inox, sử dụng để bảo vệ các bộ phận ở bên trong buồng bơm: Cánh bơm, guồng bơm, phốt cơ học…
Nguyên lí làm việc của máy bơm ly tâm:
- Trước khi máy bơm hoạt động, cần phải làm cho thân bơm và ống hút được cấp đầy chất lỏng, còn được gọi là mồi bơm.
- Khi bơm bắt đầu làm việc, bánh công tác quay và các phần tử chất lỏng ở trong bánh công tác ảnh hưởng của lực ly tâm. Nên bị văng từ trong ra ngoài dẫn đến chuyển động theo các máng dẫn và đi vào ống đẩy với áp suất cao hơn khi đó là quá trình đẩy của máy bơm.
- Đồng thời khi ở lối vào của bánh công tác tạo nên vùng có chân không và dưới tác động của áp suất trong bể chứa lớn hơn áp suất ở lối vào của máy bơm. Chất lỏng ở bể được hút liên tục bị đẩy vào bơm theo ống hút đó chính là quá trình hút của bơm.
- Quá trình hút và đẩy của bơm là một quá trình liên tục để tạo nên dòng chảy liên tục qua bơm.
- Bộ phận dẫn nước ra thường có dạng hình xoắn ốc nên còn gọi là buồng xoắn ốc. Để dẫn chất lỏng từ bánh công tác ra ống đẩy được điều hòa ổn định và còn có tác dụng khác là biến một phần động năng của dòng chảy thành áp năng cần thiết.
Các đặc điểm của máy bơm nước:
Máy bơm thường bơm được nhiều loại chất lỏng như nước, dầu, hóa chất, hoặc hỗn hợp các chất lỏng và chất rắn.
Phạm vi sử dụng lớn và năng suất cao:
- Cột nước bơm H = 10 ÷ hàng ngàn mét.
- Lưu lượng bơm Q = 2 ÷ 100.000 m3/h.
- Công suất động cơ N = 1 ÷ 6000 kW.
- Bơm ly tâm theo lý thuyết có thể hút nước ở độ sâu tối đa 10 mét so với tâm cánh bơm. Nhưng trên thực tế có thể hút được nước ở độ sâu từ 3 đến 8m, tùy loại máy bơm.
- Có kết cấu nhỏ gọn, chắc chắn, làm việc tin cậy.
- Hiệu suất η của bơm tương đối lớn so với các loại bơm khác: η = 0,65 ÷ 0,9.
- Giá thành thường không cao lắm.
Ứng dụng rộng rãi:
- Với nhiều ưu điểm vượt trội, máy bơm ly tâm thường được sử dụng trong khá nhiều lĩnh vực. Bơm ly tâm được sử dụng để bơm và vận chuyển các chất lỏng có độ nhớt thấp như nước ngọt, nước biển.
- Máy bơm ly tâm được sử dụng nhiều trong hệ thống động lực tàu thủy. Máy bơm ly tâm sử dụng cho các hệ thống thường không đòi hỏi cột áp cao. Nhưng cần có lưu lượng đều và lớn, chẳng hạn như các hệ thống làm mát trong các phòng làm lạnh.
- Trong phòng cháy chữa cháy, bơm cứu hoả hay được sử dụng bơm tưới trong ngành nông nghiệp. Máy bơm ly tâm trở thành một sản phẩm không thể thiếu trong cuộc sống hiện nay, ngay cả trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và trong công nghiệp xây dựng.
Hướng dẫn cách lắp đặt máy bơm gia đình đúng cách:
Trước khi lắp đặt máy bơm cần chú ý các đặc điểm về tính chất như sau:
- Máy bơm phải được đặt cố định và chắc chắn để tránh máy bị rung khi hoạt động sẽ làm hỏng các bộ phận cơ khí của bơm.
- Phải được đặt ở những nơi khô ráo, cần che chắn để tránh nắng và mưa gió hoặc nước tạt vào làm ướt máy bơm có thể dẫn đến cháy máy bơm và chập điện.
- Lắp đặt máy bơm càng gần nguồn nước càng tốt, cần chú ý đến khả năng hút sâu tùy từng loại máy bơm. Độ sâu hút từ máy tới mặt nước của máy bơm không được quá 9m đối với những máy bơm hút nông. Các loại máy bơm tăng áp điện tử thì cần nguồn nước cao hơn máy bơm khoảng 1 mét.
- Cần lưu ý không nên đặt máy bơm trong không gian quá hẹp. Nên lắp đặt ở nơi khô ráo, sạch sẽ, kín gió.
- Điện thế sử dụng: Chọn loại máy bơm 220V tần số 50Hz, ngoài ra trên thị trường còn có loại sử dụng 2 nguồn điện 110V/ 220V hoặc máy bơm 3 pha.
- Lưu lượng bơm: Là lưu lượng nước mà máy bơm vận chuyển trong một đơn vị thời gian được tính bằng m³ trên giờ hoặc lít trên phút… Trong máy thường có ghi là Qmax, đây là lưu lượng tối đa, vì lưu lượng nước còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như độ cao, tốc độ, công suất máy bơm…
Sơ đồ lắp đặt máy bơm nước gia đình:
Sơ đồ cách lắp dặt máy bơm nước gia đình đúng tiêu chuẩn
- Độ cao: Độ cao của mực nước thường ký hiệu là H và có máy ghi là Hmax, Total H, tức là độ cao mà máy bơm có thể hút được từ mặt nước, giếng, hồ, bể chứa…Đây là độ cao tối đa mà máy bơm vận chuyển nước lên bồn chứa trên cao, tính theo chiều thẳng đứng. Thông thường máy bơm không vận chuyển nước đạt được đến độ cao như ghi ở máy mà chỉ có thể đạt được khoảng 80%.
- Độ sâu hút nước: Là độ sâu mà máy bơm có thể hút được, tính từ bề mặt nước hồ, ao, giếng… Đến vị trí tâm bánh công tác của bơm. Thông thường thì độ sâu sử dụng thực tế nhỏ hơn ghi trên máy bơm, chính vì thế khi lắp đặt máy càng gần mặt nước thì càng tốt.
- Độ cao cột áp: Là độ cao mà máy bơm có thể đẩy nước lên tới được.
- Tốc độ quay của bơm: Là số vòng quay của roto trên phút, được ký hiệu là r.m.p.
- Công suất bơm: Được ký hiệu là Watt hoặc bằng HP (Horse Power). 1 HP = 0,736kW,1 kW = 1,36 HP.
Những lưu ý khi lắp đặt máy bơm nước:
- Nên lắp đặt máy bơm càng gần nguồn nước thì càng tốt. Nên lắp đặt chắc chắn, tránh máy bị rung khi hoạt động.
- Khi lắp đặt đường ống dẫn nước vào máy bơm cần phải lưu ý khi gắn luppe ở đầu vào trước ống. Đường kính ống vào phải đúng với đường kính của lỗ gắn nước vào, không được đặt ngang ống vào.
- Lắp luppe của máy bơm phải cách đáy hồ và thành hồ. Phải có lưới lọc để tránh rác lọt vào làm nghẹt cánh quạt làm hư máy.
- Lắp đường ống nước ra tốt nhất là phải đúng với đường kính của máy bơm. Không được làm gấp khúc, không dẫn đường ống nước ra lòng vòng làm mất hiệu suất của bơm. Ở đầu ra của bơm nên lắp thêm một van khóa để tiện cho việc điều chỉnh hoặc sửa chữa máy bơm sau này.
- Khi lắp đặt các đường ống dẫn vào và ra phải đảm bảo thật kín. Vì mọi sự cố rò rỉ đều có thể dẫn đến hư hại cho máy bơm khi vận hành.
Hình ảnh lắp máy bơm nước:
Cách lắp đặt máy bơm nước
- Khi đấu điện vào máy bơm phải đúng điện áp. Nên lắp thêm thiết bị cầu dao tự động.
- Chọn dây điện lắp đặt phải đúng với công suất của máy bơm. Và nên lắp thêm dây nối đất vào vỏ máy bơm để đảm bảo an toàn khi bị rò điện.
- Ống nước vào máy bơm thường sử dụng để lắp là loại ống 34, đường ống đầu ra có đường kính 27 mm. Nhằm có được một nguồn nước đủ mạnh và liên tục và kéo dài thời gian sử dụng của bơm.
- Nên lắp thêm lưới lọc bảo vệ ở luppe để lọc đất cát và rác có thể dẫn đến làm kẹt cánh quạt bơm.
- Nên lắp thêm một bồn nước dự phòng khoảng 400 lít hoặc lớn hơn tùy theo nhu cầu của bạn. Nên lắp đặt ở trên cao để ổn định áp lực nước trong nhà và dự phòng khi cúp nước.
- Sau khi lắp đặt xong bạn cần phải kiểm tra vận hành xem máy bơm hoạt động ổn định chưa? Kiểm tra đường ống nước và nguồn điện trước khi vận hành để tránh những sai sót và gây hư hỏng đến máy bơm của bạn.
Những lưu ý khi chọn đường ống lắp đặt máy bơm:
- Phải chọn đường ống có kích thước lòng ống tiêu chuẩn 1inch phi 27.
- Lắp đặt các đường ống dẫn nước vào và ra phải thật kín đảm bảo không bị rò rỉ nước. Bởi vì khi bị rò rỉ đều có thể làm hư hại cho máy bơm khi vận hành.
- Không được sử dụng quá nhiều đầu nối co 90 độ sẽ gây cản nước ra, ảnh hưởng đến khả năng đẩy cao của máy bơm.
- Đường ống hút phải được lắp đặt sao cho van 1 hút chiều luôn nằm ở phương thẳng đứng để làm tăng hiệu suất bơm.
- Van một chiều khi lắp đặt nên cách đáy giếng ít nhất khoảng 20 đến 30cm để tránh rác hoặc cát vào làm tắc nghẹt hỏng hóc máy bơm nước.
Bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ những vấn đề liên quan đến máy bơm nước: Cấu tạo, nguyên lý làm việc, đặc điểm…của máy bơm nước. Bạn đã hiểu cách lắp đặt máy bơm nước gia đình và có thể tự mình thực hiện được. Bạn có thể liên hệ SỬA CHỮA ĐIỆN - NƯỚC TẠI NHÀ TP.HCM Hotline 0937 917 169 để được tư vấn, hỗ trợ sửa chữa một cách nhanh chóng, an toàn và hiệu quả nhất. Xin cảm ơn!
SỬA CHỮA ĐIỆN - NƯỚC TẠI NHÀ TP.HCM
Địa chỉ: 53/13 Đường 18, Khu phố 5, Phường Linh Trung, TP Thủ Đức, TP.HCM
Điện thoại: 039 864 5907 - 0937 917 169
Email: suadienhan@gmail.com
Website: www.suachuadiennuoctainnha247.com
Bình luận
Bài viết liên quan
- Hướng dẫn cách sử dụng máy lạnh_điều hòa đúng chuẩn vào mùa hè
- NHẬN VỆ SINH BỒN NƯỚC TP.HCM, ĐỒNG NAI, BÌNH DƯƠNG,...
- Thi công sửa chữa bồn nước tại nhà TP.HCM
- Nhận thi công sửa chữa hệ thống nước năng lượng mặt trời tại nhà TP.HCM
- Các biện pháp an toàn khi sử dụng các thiết bị điện gia đình
- Thợ lắp đặt đường ống nước tại TP.HCM
- Nhận thông tắc nghẹt bồn TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai
- Nhận thi công sửa chữa hệ thống điện - nước tại nhà TP. HCM
- Cách đấu điện sống an toàn
- Những nguy hiểm về điện vào mùa mưa cần phòng tránh
- Nhận lắp đặt hệ thống điện khi chuyển văn phòng
- Nhận thi công sửa chữa các thiết bị điện, tủ điện công nghiệp, hệ thống điện công nghiệp TP. HCM